Thị trường lao động Ba Lan: Khó nhưng rất tiềm năng
Thị trường lao động Ba Lan: Khó nhưng rất tiềm năng
Ba Lan là một quốc gia dân chủ với nền kinh tế phát triển, năng suất lao động và chỉ số chất lượng cuộc sống cao. Đây là một trong những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất ở Liên minh châu Âu. Đồng thời, vị trí thuận tiện ở trung tâm Châu Âu và nằm ở ngã tư của các tuyến đường giao thông chính giúp hàng hóa từ Ba Lan có thể xuất khẩu sang tất cả các nước Châu Âu, tiếp cận hơn nửa tỷ người tiêu dùng. Cùng với đó, các chỉ số phản ánh tình hình thị trường lao động ở Ba Lan đang được cải thiện từ năm này sang năm khác. Tuy nhiên, với đặc điểm tỷ lệ già hóa dân số cao, cộng với tình trạng người dân Ba Lan di cư sang các nước láng giềng để tìm việc có thu nhập cao hơn, nên Ba Lan hiện là thị trường "khát" lao động, trong đó lao động phổ thông luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng.
Các ngành nghề thiếu hụt lao động hiện nay có thể kể đến:
Lĩnh vực xây dựng: thợ trát và hoàn thiện bê tông, thợ lát nền, thợ mộc và thợ ghép nối, thợ lợp mái xây dựng và thợ kim loại, thợ lắp ráp lắp đặt xây dựng, thợ lát gạch và thợ thạch cao, người vận hành nhà máy và cơ khí làm đất, thợ hoàn thiện tòa nhà và công nhân xây dựng;
Lĩnh vực sản xuất: thợ điện, thợ sửa chữa và lắp đặt thiết bị điện, thợ may và công nhân may mặc, thợ vận hành máy gia công kim loại, thợ xử lý gỗ và đóng tủ, thợ hàn, thợ chế tạo dụng cụ;
Lĩnh vực y tế và chăm sóc: kỹ thuật viên vật lý trị liệu và xoa bóp, bác sĩ y tế, người chăm sóc người cao tuổi hoặc người khuyết tật, y tá và hộ sinh, nhân viên cứu thương;
Lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dịch vụ ăn uống các nghề: Công nhân trong các công xưởng, đầu bếp, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ;
Ngoài ra, còn rất nhiều các ngành nghề khác.
Mức lương
Mức lương cơ bản tại Ba Lan được tính theo giờ. Ngoài tiền lương cơ bản, người lao động còn được nhận phụ cấp hàng tháng theo hiệu suất lao động, chuyên cần, thâm niên, tiền hoàn thuế hỗ trợ nuôi con dưới 18 tuổi. Nếu tính lương làm thêm giờ và các khoản phụ cấp thì tổng thu nhập của NLĐ tại Ba Lan có thể đạt từ 25 ~ 40 triệu đồng/ tháng.
Thời gian làm việc:
Người lao động đến Ba Lan thường chỉ làm việc 8 giờ/ ngày, 5-6 ngày/tuần. Với một số lĩnh vực, người lao động có thể làm thêm, tuỳ theo yêu cầu của nhà máy.
Đặc biệt, Chính quyền Ba Lan quy định rõ ràng về thời gian nghỉ phép hàng năm phụ thuộc vào thâm niên. Sau 1 năm làm việc, người lao động làm việc tại Ba Lan đã bắt đầu có thời gian nghỉ phép năm. Nếu thâm niên làm việc dưới 10 năm thì thời gian nghỉ phép năm là 20 ngày/ một năm. Nếu thâm niên trên 10 năm thì thời gian này sẽ là 26 ngày/ một năm. Trong các ngày lễ Tết, người lao động cũng sẽ được nghỉ theo quy định của Ba Lan.
Chế độ đãi ngộ:
Thời hạn hợp đồng làm việc tại Ba Lan dành cho người lao động nước ngoài là 2 năm và có thể gia hạn ở lại định cư lâu dài, đoàn tụ gia đình tại Ba Lan (khi có đủ điều kiện). Người lao động cũng sẽ được hưởng mọi chính sách phúc lợi của Ba Lan như: Khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ miễn phí, con cái từ 0-18 tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng, được hưởng chế độ lương hưu trí khi đến tuổi nghỉ hưu,..
Điều kiện làm việc
Người đến Ba Lan làm việc nói riêng và đến các quốc gia châu Âu nói chung luôn cần trải qua nhiều bước kiểm tra vô cùng khắt khe: bên cạnh những yêu cầu về trình độ tay nghề, còn có cả yêu cầu về trình độ văn hóa, điều kiện sức khỏe, ngoại ngữ…
Tuy nhiên, điều đó không hề làm khó được người lao động Việt Nam với mong muốn thay đổi cuộc sống ở trời Tây. Tham gia vào thị trường lao động này, ngoài những ưu điểm kể trên, người lao động sẽ có cơ hội được giao lưu, học hỏi thêm được từ nhiều nền văn hóa khác nhau, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống và vốn ngoại ngữ.
Có thể nói, Ba Lan là một trong những thị trường lao động cao cấp, với mức thu nhập cao, các chế độ đãi ngộ và điều kiện sinh sống, làm việc đáng mơ ước. Châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng đang trở thành miền đất mơ ước được sống và làm việc của những lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.
Gửi